Ngoại khóa chủ đề “Bảo tồn động vật hoang dã”

Con người có quyền được sống và tự do, thì tại sao không cho các loại động vật được sống tự do và phát triển. Chúng chỉ được sống tự do khi được ở trong chính ngôi “Nhà” của mình.

Nhằm tuyên truyền và thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe con người, có kiến thức cơ bản khi tiếp xúc, phòng tránh lây lan dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, sức khỏe con người và uy tín của đất nước trên trường quốc tế, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Hôm nay ngày 25/12/2023 tại trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai, các lớp 10A1, 10A2, 10A3 đã có buổi ngoại khóa với chủ đề   “Bảo tồn động vạt hoang dã


Các thầy cô tham dự chụp ảnh cùng HS 3 lớp

Tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp ở một số địa bàn, địa phương với tính chất và mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhất là những khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, khu vực giáp ranh, khu vực biên giới...; ý thức bảo vệ  động vật hoang dã của người dân còn rất hạn chế làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái “Động vật hoang đã kêu cứu”.
Trong buổi ngoại khóa tập thể 3 lớp đã cho các thầy cô và các bạn học sinh được tìm hiểu rất nhiều kiến thức bổ ích về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp cũng như thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn động vật hoang dã bằng các hoạt động giao lưu, chia sẻ với khản giả. Các em học sinh cũng hưởng ứng rất tích cực qua các phần trả lời câu hỏi.


Khán giả tham gia giao lưu nhiệt tình

Các em học sinh đã giới thiệu trong Sách đỏ, tại Hội nghị Thượng đỉnh Bảo tồn Thiên nhiên Trái Đất Rio lần thứ 20;  có tổng cộng 63.837 loài cần được bảo tồn trong đó tiết lộ 19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam, được công bố hiện nay tại Việt Nam có 882 loài đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp". Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao

Theo trung tâm hành động và liên kết vì môi trường phát triển CHANGE, Việt Nam là điểm trung chuyển động vật hoang dã lớn trên thế giới, Việt Nam và Nêrêria chiếm 70% lượng săn bắt tê tê trên thế giới, lượng buôn bán ngà voi cũng lên đến 290 tấn, sừng tê giác cũng được thu giữ đến 2,5 tấn chiếm 31% trên thế giới.

Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như: Gà lôi lam đuôi trắng , Gà lôi lam mào trắng , Gà tiền mặt đỏ , Trĩ sao , Gà so cổ hung , Voọc mũi hếch Bắc Bộ , Voọc ngũ sắc  và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tại Việt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang Trường Sơn , Mang lớn, Sao la Bò rừng xoăn.

Qua các phần văn nghệ, trò chơi, thuyết trình các em học sinh đã đưa ra trách nhiệm của con người cũng như mỗi chúng ta trong việc “Bảo tồn động vật hoang dã”. Đó là:

 - Không thực hiện Các hành vi “Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật”

 -Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất

 -   Việc săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh động vật rừng/hoang dã trái quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Các chủ nuôi động vật hoang dã hoặc lực lượng chức năng khi thực thi công vụ phải áp dụng các biện pháp về khử khuẩn, sát trùng, trang bị đồ bảo hộ chuyên dụng

-    Các chủ nuôi động vật hoang dã hung dữ, nguy hiểm phải xây dựng, thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và vật nuôi; đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

- Khuyến khích người dân nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Tiết mục Văn nghệ


Tiết mục nhạc kịch

 Kết thúc buổi ngoại khóa các em học sinh đã gửi đến các thầy cô và HS toàn trường một vở kịch ngắn nhan đề “Chuyện ở một khu rừng” với thông điệp “Hãy chung tay bảo tồn động vật hoang dã, để bảo vệ sự an toàn và cân bằng môi trường sinh thái cho chính chúng ta

Người thực hiện: Nguyễn Thị An Thái
Duyệt: NTH

 

Bình luận :