Tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy

Thực hiện kế hoạch số 50/KHTHPTCBQ-QO, ngày 01/10/2020 về Kế hoạch Tuyên truyền và Giáo dục pháp luật năm học 2020-2021 của trường THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai. Với mục đích nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có kỹ năng tự phòng ngừa, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, kiên quyết không để ma túy có cơ hội xâm nhập vào trường học.

Cụ thể hóa kế hoạch trên, Ban tuyên truyền phổ biến pháp luật trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai xin gửi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nội dung bài tuyên truyền

 TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Ai cũng biết tác hại to lớn của ma túy, nhưng ma túy vẫn tồn tại, len lỏi làm tha hóa con người và gây tác hại đến toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, ma túy biến chuyển, thay hình đổi dạng, nhằm "hút" giới trẻ. Mặt khác, càng biến đổi thì ma túy càng trở nên nguy hiểm, vì vậy, trận chiến với ma túy luôn là trận tuyến không khoan nhượng của bất kỳ quốc gia nào.
Ma tuý từ nhiều thế kỷ nay đã trở thành tệ nạn xã hội, ở Việt Nam vẫn vấn đề gây nhức nhối của xã hội. Ngày 26/6/1988, tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, Ủy ban Quốc tế về phòng chống ma túy đã tổ chức một cuộc mít tinh kéo dài trong hơn 2 giờ để kêu gọi mọi người tích cực phòng, chống ma túy. Kể từ đó, ngày 26/6 hàng năm được Liên Hợp Quốc chọn làm “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy”.
1. Khái niệm về ma túy.
 Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
Theo cách phân loại này các chất ma túy được chia ra 3 nhóm sau:
+ Nhóm các chất ma túy an thần: Các chất ma tuý trong nhóm an thần: Thuốc phiện, Morphine Heroine, các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
+ Nhóm các chất ma túy gây kích thích: Nhóm các chất ma tuý gây kích thích amphetamine methamphetamine, amphetamine và methamphetamine
+ Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa.lysergide (LSD)

2. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TUÝ
2.1. Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng
a. Gây tổn hại về sức khoẻ
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.
- Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
- Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
b. Gây tổn hại về tinh thần: Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
c. Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
* Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho ng ười nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với ngư ời nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.

2.2. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với nền kinh tế:
- Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.

2.3. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội.
- Tệ nạn MT là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...);
- Tệ nạn MT là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các TNXH khác (mại dâm, cờ bạc...)

3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TUÝ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TUÝ:
3.1. Quá trình và nguyên nhân nghiện ma tuý:
a. Qua trình nghiện ma tuý
Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc
Quá trình mắc nghiện (Lâu hay mau phụ thuộc vào các yêú tố)
- Độc tính của chất ma túy.
- Tần suất sử dụng.
- Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống).
- Thái độ của người sử dụng.
b. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý
+ Nguyên nhân khách quan
* Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
* Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.
* Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.
* Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
* Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý....
+ Nguyên nhân chủ quan:
* Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
* Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.
* Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi kéo, sa ngã. với những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc.
* Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi như: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất hoà, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.

3.2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh, sinh viên sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan... bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp.
- Lực học giảm sút.
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
- Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh.

4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý
a) Một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý, tham gia buôn bán ma tuý.
- Kích thích tính tò mò, hiếu kỳ, tự ái của các em: khích t ớng, cho dùng thử, gán nợ bằng tài sản;
- Sử dụng “vệ tinh” đến khu vực trường học, thuê trọ quan sát phát hiện các HS chơi bời, con nhà giàu...lôi kéo, dụ dỗ các em sử dụng, mua bán ma túy;
- Thông qua các HS, SV nghiện để dụ dỗ lôi kéo;
- Nắm bắt các điểm yếu của các em để từ đó khống chế, cưỡng bức các em sử dụng ma túy.
* Những học sinh, sinh viên mà các đối tượng buôn bán ma tuý thường chú ý rủ rê lôi kéo
+ Học sinh, sinh viên thuộc con nhà giàu có, có biểu hiện chơi bời, hư hỏng.
+ Học sinh, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học.
+ Học sinh, sinh viên là con em các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành.
+ Học sinh, sinh viên là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ở những vùng trọng điểm về ma tuý.
+ Học sinh, sinh viên gia đình không hoàn thiện (Bố, mẹ mất sớm; Bố, mẹ ly dị...hoặc trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ…)
b) Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống ma tuý
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.
- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.
- Khi phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ Học sinh, Sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo Học sinh, Sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
- Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
- Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
Hy vọng bài tuyên truyền này giúp cho cán bộ, giáo viên và các em học sinh có thêm những kiến thức cơ bản về ma túy, những tác tại của má túy và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội./.

     

Người tuyên truyền: Nguyễn Thị Thanh Hải
Người duyệt: NTH 
   

 

Bình luận :