Cách nhận diện các loại ma túy (Phần 1)
Nhận thức đầy đủ tác hại và những nguy cơ do ma túy gây ra cho đời sống xã hội nói chung trường Cao Bá Quát- Quốc Oai luôn coi công tác phòng, chống ma túy cho giáo viên, nhân viên và học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và triển khai công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, giải đáp và cũng chính là giúp giáo viên, nhân viên và học sinh nắm vững, hiểu rõ và đầy đủ về tác hại của ma túy và các biện pháp phòng chống ma túy cho bản thân và gia đình.
Về phân loại chất ma túy theo tác động của chất ma túy lên cơ thể người sử dụng
Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia làm các nhóm sau:
Các chất ma túy gây ức chế: Thuốc phiện, Heroin, Cần sa (còn có các tên goi khác là: bồ đà, tài mà, cỏ Canada,...), các loại thuốc ngủ (secobarbital, immenoctal), thuốc an thần kinh (benzodiazepine, seduxen, mekohexen).
Các chất kích thích: Chủ yếu gồm các loại ma túy tổng hợp ATS và Cocain. Khi sử dụng, các chất này làm gia tăng tốc độ dẫn chuyền các xung động thần kinh. Người sử dụng cảm thấy hưng phấn, tự tin, thích tranh luận song sau đó là sự mệt mỏi về thể xác và bạc nhược về tinh thần.
Các chất gây ảo giác: Là nhóm các chất ma túy làm cho người sử dụng cảm nhận một cách sai lệch, méo mó các thông điệp về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, v.v... khi đến não. Nhóm này chủ yếu gồm các chất như LSD (được tổng hợp từ một loại nấm mọc trên cây lúa mạch ở khu vực Trung Á), Ecstasy, MDMA, các loại ma túy tổng hợp thế hệ mới (Canabinoids, Kratome, v.v…)
Về phân loại chất ma túy theo tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp
Một số chất gây nghiện ví dụ như: Morphine, Dolagan, Methadone, v.v… nếu được sử dụng để điều trị cho người bệnh thì không bị coi là ma túy. Chúng là các chất gây nghiện hợp pháp. Tuy nhiên, những chất này, nếu sử dụng sai mục đích chữa bệnh, không do cấp có thẩm quyền quy định thì bị coi là ma túy. Hành vi sử dụng trái phép các chất này bị coi là hành vi sử dụng ma túy, bị pháp luật nghiêm cấm.
Dưới đây là cách nhận diện một số loại ma túy trong tình hình mới hiện nay
1.Thuốc phiện
Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
2. Mooc phin ( Morphin )
Năm 1803, morphine được phân lập từ thuốc phiện, và nó trở thành một trong những loại thuốc đầu tiên được làm từ cây này. Morphine được phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho tất cả các trường hợp giảm đau. Nhưng người ta cũng sớm tìm thấy những tác dụng phụ của nó đó là sự phụ thuộc vào nó.
Mooc phin ngoài được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Mooc phin ở dạng tiêm và uống
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng thành của trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi lỏng... Morphin rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù, vẹo, thương tổn đầu sọ, hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Mor phin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
3. Heroin
Đây là loại ma túy phổ biến nhất hiện nay. Là chất được tổng hợp từ mócphin có trong nhựa thuốc phiện.
Cứ 10 kg nhựa thuốc phiện, chúng ta điều chế được 1kg móc phin. Từ 1kg mócphin điều chế được 0,85 – 0,9kg hêrôin. Sơ đồ điều chế này tỷ lệ thuận với độ độc tính và khả năng gây nghiện. Heroin thường được sử dụng theo đường tiêm chích, hút hoặc hít. Chất này chạy tới não chỉ trong vòng chưa đến 10 giây nếu tiêm, 10 hoặc 15 phút nếu hút hít. Trong giai đoạn đầu sử dụng các đối tượng thường hút hoặc hít heroin nhưng sau đó chuyển sang đường tiêm chích khi độ dung nạp tăng và không đủ tiền mua thuốc hít nữa.
Hê-rô-in có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin, nhưng độc hại hơn nhiều; là chất ma túy độc hại và phổ biến nhất hiện nay. Có khả năng gây nghiện rất nhanh, người nghiện bị suy sụp nhanh chóng về thể xác lẫn tinh thần. Chỉ cần một liều khoảng 0,06g có thể gây chết người ngay sau khi tiêm (sốc thuốc).
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là " Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc, thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc, Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Bình luận :